Header Ads

Dịch vụ vệ sinh bệnh viện

Hiện nay, dịch vụ vệ sinh bệnh viện ngày càng được lựa chọn bởi yêu cầu của chất lượng vệ sinh rất cao. Vì bệnh viện được biết đến là một môi trường sạch sẽ, trong lành để tạo điều kiện tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện, phục hồi. Mà bệnh viện, các trung tâm y tế là môi trường dễ bị lây bệnh nhất. Vì thế, công việc vệ sinh bệnh viện sạch sẽ hàng ngày là công việc bắt buộc và yêu cầu cao. Ngoài ra, tại bệnh viện, người đi qua lại liên tục, đông đúc nên công việc vệ sinh cần nhanh gọn, đảm bảo duy trì được sạch sẽ. VeSinh.net luôn chung tay giúp người bệnh có một môi trường hồi sức tốt nhất bằng cách đào tạo một đội ngũ nhân viên, chuyên viên tuyệt vời nhất.

I. KHÁI NIỆM VỆ SINH BỆNH VIỆN

Bệnh viện phải là một môi trường an toàn cho tất cả mọi người trong đến khám, chữa bệnh, thăm nom và làm việc, cũng như cho cộng đồng xung quanh. Do vậy, thực hành tốt vệ sinh môi trường trong bệnh viện hoạt động quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trong tất cả các cơ sở y tế.

1. Chuyên môn của nhân viên vệ sinh bệnh viện

Bệnh viên là mội trường đặc biệt, nơi ấp ủ các mầm bệnh nên rất dễ phát tán nếu nhân viên vệ sinh không có chuyên môn ở môi trường đặc biệt này.

Nhân viên vệ sinh bệnh viện được đào tạo chuyên nghiệp trước khi đi vào làm việc. Chúng tôi cung cấp một giáo trình đầy đủ, toàn diện về lý thuyết liên quan đến toàn bộ tất cả các vấn đề, khía cạnh của công việc vệ sinh trong mảng tạp vụ bệnh viện. Sau đó, các nhân viên sẽ được thử việc, bắt tay vào trải nghiệm những kiến thức mình đã được học. Chúng tôi luôn dõi theo từng bước từng bước trong quá trình nhân viên của mình thực tập để có thể điều chỉnh hợp lý, kịp thời, bắt kịp xu hướng thời đại về sử dụng máy móc thiết bị cũng như các loại hóa chất.

2. Công cụ, dụng cụ và hóa chất vệ sinh bệnh viện

– Máy móc, công cụ dụng cụ vệ sinh bệnh viện: Máy chà sàn, máy giặt thảm, máy hút bụi, máy thổi khô sàn thẩm,.. Và các dụng cụ vệ sinh khác: gạt kính, khăn lau, giỏ vắt, chổi,..

– Hóa chất vệ sinh: Hóa chất lau sàn, lau kính,… và các hóa chất làm sạch chuyên dụng khác. Hóa chất được sử dụng là những hóa chất chuyên dụng được nhập khẩu, có tác dụng tẩy sạch và giữ độ sạch bóng, thơm lâu, không gây hại cho không gian sống của con người.

II. NGUYÊN TẮC VỆ SINH BỆNH VIỆN

1. Phân theo khu vực:

Tùy theo mức độ lây nhiễm mà khu vực cần làm vệ sinh được chia thành:

– Khu vực công cộng bên ngoài: Khu vực sân, khu khu vực để xe, lối ra vào,

– Khu vực bên trong: hành lang, thang máy, khu vực ngồi chờ lấy xét nghiệm,

– Khu vực lây nhiễm thấp: Khu vực các phòng khối hành chính, phòng kỹ thuật, phòng khám, phòng y bác sĩ, nhà thuốc,…

– Khu vực lây nhiễm cao: Khu cấp cứu, phòng sanh, phòng mổ, phòng hồi sức, phòng chăm sóc đặc biệt, phòng bệnh nhân, khu xét nghiệm, X quang

2. Làm sạch từ khu vục sạch đến khu vực dơ, từ trên xuống, từ trong ra.

3. Sử dụng dụng cụ riêng cho từng khu vực.

4. Dùng hoá chất vệ sinh đúng theo hướng dẫn.

5. Cần làm sạch ngay mỗi khi phòng bị dơ.

6. Nhân viên vệ sinh phải mang bảo hộ theo quy định. Không làm vệ sinh ở buồng bệnh khi có nhân viên y tế đang thực hiện các kỹ thuật thăm khám và điều trị.

III. QUY TRÌNH DỊCH VỤ VỆ SINH TRONG BỆNH VIỆN

1. Vệ sinh hàng ngày

– Vệ sinh hai lần mỗi ngày và khi có yêu cầu. Nên có bảng theo dõi các bề mặt đã được khử khuẩn mỗi ngày.

– Với mỗi lần vệ sinh, cần lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.

– Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt sử dụng được cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn. Ví dụ ít nhất 10 phút với các hợp chất có Clo hoạt tính 0,05% (500 ppm).

Lưu ý: không mang các dụng cụ vệ sinh tại khu vực cách ly ra nơi khác, tải lau được thu gom xử lý riêng tránh lây nhiễm bệnh tật ra khu vực khác trong bệnh viện.

2. Vệ sinh khu vực đặc biệt

Phương tiện

– Phương tiện phòng hộ công nghiệp

– Quy trình thực hiện, bảng hướng dẫn pha hoá chất trên xe để phương tiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường.

– Xà phòng rửa tay.

– Hóa chất làm sạch và khử khuẩn đã pha theo đúng quy định (có thể dùng dạng xịt cầm tay dùng cho những bề mặt khó lau bằng khăn) có Clo hoạt tính nồng độ 0,05%, khăn lau tẩm dung dịch khử khuẩn hoặc các hóa chất diệt khuẩn thích hợp khác được Bộ Y tế cấp phép.

– Dung dịch khử khuẩn bề mặt có Clo hoạt tính 0,5% hoặc các hóa chất khử khuẩn khác được Bộ Y tế cấp phép cho vệ sinh bề mặt có đám máu, dịch, chất nôn, chất bài tiết.

– Giẻ lau sạch chuyên cho khu vực sàng lọc và cách ly, cây lau nhà, xô chứa hóa chất và xô gom.

Kỹ thuật thực hiện

– Chia khu vực làm hai, có biển báo tránh trơn trượt, ướt trước khi lau vệ sinh sàn nhà, sảnh, cầu thang,

– Lau theo đường zíc zắc, từ trên xuống, từ trong ra ngoài và từ vùng sạch nhất đến vùng kém sạch.

– Khi dùng hóa chất dạng xịt, nên xịt hóa chất vào khăn sau đó lau; nếu lau nền nhà, phun thấp, xịt đến đâu lau đến đó. Không xịt khi có bệnh nhân.

Cách thực hiện

– Bước 1: chuẩn bị đủ phương tiện làm sạch, khử khuẩn (thùng/xô chứa dung dịch khử khuẩn, giẻ lau, cây lau sàn…) sử dụng riêng phương tiện cho các khu vực cách ly (hành chính, buồng bệnh cách ly, khu vệ sinh, khu xử lý dụng cụ, đồ vải…).

– Bước 2: Người thực hiện vệ sinh môi trường mang phương tiện Bộ Y tế theo đúng hướng dẫn trước khi vào khu vực cách ly và trong suốt quá trình thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu cách ly

– Bước 3: Lau ẩm và thu gom chất thải vào các bao và thùng đựng chất thải lây nhiễm theo đúng quy định trước khi lau khử khuẩn.

– Bước 4: Thực hiện lau khử khuẩn định kỳ bằng dung dịch khuẩn với nồng độ quy định (có nồng độ Clo hoạt tính 0,05%) để khô 10 phút và lau lại nước sạch tránh hoá chất tồn lưu ảnh hưởng tới bệnh nhân. Tần suất lau ở tất cả các bề mặt trong khu vực cách ly tối thiểu 2 lần/ngày và khi có yêu cầu. Áp dụng đúng quy trình lau 2 xô (một xô nước sạch, một xô dung dịch khử khuẩn) và mỗi lần lau là một giẻ sạch, không giặt lại trong các xô, mỗi giẻ lau không quá 20 m2. Khi lau cần phải chú ý:

Với các bề thường xuyên có tiếp xúc (xe tiêm, xe vận chuyển đồ vải dụng cụ, tay nắm cửa…) cần lau khử khuẩn ngay sau mỗi lần sử dụng hoặc có tiếp xúc.

Loại bỏ ngay và lau lại bằng dung dịch khử khuẩn có nồng độ Clo hoạt tính 0,5% mỗi khi thấy bề mặt có dính máu, dịch tiết, phân, chất nôn của bệnh nhân. Thời gian hóa chất tiếp xúc với bề mặt môi trường ít nhất 10 phút.

– Bước 5: Thu gom các dụng cụ sau khi vệ sinh môi trường để làm sạch và khử khuẩn trước khi đưa chúng ra khỏi khu vực buồng bệnh cách ly. Bao gồm chất thải phải được cô lập, giẻ lau cho vào túi cô lập chuyển xuống nhà giặt.

– Bước 6: Nhân viên y tế cởi bỏ trang phục phòng hộ công nghiệp và vệ sinh bằng dung dịch xà phòng ngay sau khi kết thúc công việc vệ sinh môi trường.

Lưu ý: Công nhân có tiếp xúc trực tiếp với máu, chất tiết, chất thải và sau khi tháo phương tiện phòng hộ công nghiệp phải được rửa tay với xà phòng và nước.

Nguồn: VeSinh.net

Được tạo bởi Blogger.